Commons:Giấy phép

From Wikimedia Commons, the free media repository
Jump to navigation Jump to search
This page is a translated version of a page Commons:Licensing and the translation is 99% complete. Changes to the translation template, respectively the source language can be submitted through Commons:Licensing and have to be approved by a translation administrator.
Outdated translations are marked like this.

Shortcuts: COM:L • COM:LICENSE

Trang này cung cấp kiến thức cơ bản, tổng quan và giải thích các quy định về bản quyền một cách dễ hiểu thông qua các ví dụ cụ thể. Đối tượng độc giả của trang này là các thành viên không chuyên về luật, các thành viên chuẩn bị tải tập tin lên và muốn biết rằng hình hay tập tin đa phương tiện của mình có hợp lệ hay không. Nếu bạn đang tìm thông tin về cách sử dụng các nội dung trên Commons cho mục đích riêng của mình, xin xem trang Commons:Tái sử dụng các nội dung ngoài phạm vi Wikimedia.

Wikimedia Commons chỉ chấp nhận các nội dung tự do. "Nội dung tự do" ở đây là những hình ảnh và tập tin đa phương tiện không bị giới hạn về mặt bản quyền và cần phải cho phép tái sử dụng bởi tất cả mọi người, vào tất cả mọi thời điểm, cho bất kỳ mục đích gì. Kể cả vậy, cần lưu ý là việc tái sử dụng vẫn có thể có một số giới hạn nhất định không liên quan đến bản quyền, hãy đọc bài giải thích đầy đủ về vấn đề này ở Commons:Non-copyright restrictions. Khi đó, giấy phép của các tập tin đó có thể đòi hỏi thêm một số yêu cầu đặc biệt. Cũng có những nội dung đã hết hạn bản quyền tại một quốc gia nhưng vẫn còn hiệu lực tại quốc gia khác. Những đề tài này sẽ được giải đáp cụ thể trong trang này. Wikimedia Commons cố gắng bảo đảm rằng các hạn chế của tập tin (nếu có) đều phải được ghi rõ trên trang mô tả tập tin. Tuy nhiên, ai muốn tái sử dụng nội dung thì người đó có trách nhiệm phải tuân thủ các giấy phép và không vi phạm pháp luật hiện hành.

Wikimedia Commons chỉ chấp nhận các nội dung đa phương tiện

Wikimedia Commons không chấp nhận các lý do sử dụng hợp lý: xem tại Commons:Sử dụng hợp lý. Các nội dung đa phương tiện được phát hành dưới giấy phép chỉ dành cho mục đích phi thương mại (chẳng hạn như được cấp phép CC BY-NC-SA) cũng không được chấp nhận.

Trang mô tả hình phải ghi rõ giấy phép của hình hoặc nội dung đa phương tiện đó bằng một thẻ quyền. Tất cả các thông tin mà giấy phép đó đòi hỏi phải được ghi trên trang mô tả. Thông tin cung cấp trên trang mô tả hình cần phải giúp người dùng xác định được tình trạng giấy phép của nó. Tốt nhất là bạn nên điền đầy đủ thông tin ngay tại mẫu tải tập tin lên trong lúc tải hình lên.

Nếu bạn là người giữ bản quyền của hình và muốn xác nhận cấp phép, xin hãy sử dụng các bản mẫu thư điện tử và gửi về cho nhóm VRT của chúng tôi.

Một đoạn giới thiệu dễ hiểu nhưng chưa bao phủ hết quy định về hình ảnh

Giấy phép hợp lệ

Giấy phép bản quyền là sự cho phép chính thức trong đó tuyên bố ai có thể sử dụng một tác phẩm có bản quyền và họ có thể sử dụng nó như thế nào. Chỉ có người giữ bản quyền tác phẩm mới có quyền cấp phép, thường thì đó là tác giả (nhiếp ảnh gia, hoạ sĩ hay những nghề nghiệp tương tự).

Bức hoạt hình này giải thích tại sao Commons không chấp nhận các giấy phép "phi thương mại". Nhấp vào để xem hình kích thước đầy đủ.

Mọi tư liệu có bản quyền trên Commons (không thuộc phạm vi công cộng) phải được cấp giấy phép tự do. Giấy phép này phải cho phép bất kỳ ai cũng có thể được sử dụng tư liệu ấy cho bất kỳ mục đích nào. Một khi đã cấp thì chủ sở hữu bản quyền không được rút lại nữa. Xin lưu ý rằng chỉ ghi "bất kỳ ai cũng có thể tự do sử dụng tư liệu này", "khi tái sử dụng chỉ cần ghi công" hoặc những câu cấp phép tương tự là chưa đủ. Cụ thể hơn, giấy phép đó phải thoả mãn các điều kiện sau:

  • Phải cho phép tái xuất bản và phân phối.
  • Phải cho phép xuất bản các tác phẩm phái sinh.
  • Phải cho phép sử dụng tác phẩm cho mục đích thương mại.
  • Giấy phép đó phải vô thời hạn và không thể rút lại.
  • Có thể yêu cầu ghi công các tác giả/người đóng góp cho tác phẩm.
  • Có thể yêu cầu xuất bản các tác phẩm phái sinh với cùng loại giấy phép.
  • Với phân phối kỹ thuật số, có thể yêu cầu sử dụng các định dạng tập tin mở không chứa các kỹ thuật quản lý bản quyền kỹ thuật số (DRM).

Đôi khi, các tác giả phát hành bản chất lượng thấp hoặc có độ phân giải thấp hơn của một bức ảnh hoặc một đoạn video với giấy phép tự do, còn bản chất lượng cao hơn được phát hành với một giấy phép khác khắt khe hơn. Hiện vẫn chưa rõ là phân biệt như vậy có khả thi về mặt luật pháp hay không, nhưng chính sách của Commons là tôn trọng quyết định của người sở hữu bản quyền, do đó chúng tôi chỉ lưu trữ phiên bản có chất lượng thấp mà thôi.

Không được áp dụng các giới hạn dưới đây với hình ảnh và các tập tin đa phương tiện khác lưu trữ tại Commons:

  • Chỉ cho Wikimedia sử dụng.
  • Chỉ dùng cho mục đích phi thương mại/giáo dục/biên tập.
  • Chỉ sử dụng dưới tuyên bố sử dụng hợp lý.
  • Bắt buộc (chứ không phải yêu cầu) phải thông báo với người sáng tạo ra tác phẩm khi dùng cho mọi hoặc một số mục đích.

Ví dụ, những loại tập tin dưới đây nhìn chung là không được phép:

  • Ảnh chụp màn hình các phần mềm mà bản thân phần mềm ấy không được phát hành với một giấy phép tự do. Tuy nhiên, ảnh chụp màn hình các phần mềm được phát hành dưới giấy phép GPL hoặc các giấy phép phần mềm tự do tương tự thì được. Xem Commons:Screenshots.
  • Ảnh chụp màn hình TV/đĩa DVD/trò chơi điện tử. Xem Commons:Screenshots.
  • Bản scan hoặc các ảnh chụp/tái tạo lại các tác phẩm nghệ thuật có bản quyền, đặc biệt là bìa sách, bìa album/đĩa CD, v.v... Xem Commons:Derivative works.
  • Biểu tượng, biểu trưng (logo) có bản quyền, v.v... (đừng nhầm với các thương hiệu.)
  • Mô hình, khẩu trang, đồ chơi, và các vật dụng khác có chứa một tác phẩm có bản quyền, chẳng hạn như một nhân vật hoạt hình hoặc nhân vật điện ảnh (chứ không phải chỉ là một diễn viên cụ thể, không quan trọng họ đang trong vai diễn nào). Xem Commons:Derivative works.

Commons cũng cho phép tải lên các tác phẩm không được bảo hộ bản quyền (tức là các tác phẩm thuộc phạm vi công cộng). Xin hãy đọc đề mục bên dưới về phạm vi công cộng .

Hãy đọc Commons:Licensing/Justifications/vi để nghe giải thích cho hiệu lực pháp lý của quy định cấp phép này.

Nhiều giấy phép

Bức hoạt hình này giải thích sự tiện lợi của giấy phép Creative Commons. Hãy nhấp vào để xem kích thước đầy đủ.

Bạn có thể tùy thích cấp nhiều giấy phép cho một tập tin miễn là một giấy phép trong số đó phải thỏa các điều kiện về giấy phép tự do (như đã ghi ở trên). Ví dụ, bạn có thể cấp phép Creative Commons Attribution-ShareAlike lẫn Attribution-NonCommercial đồng thời. Khi đó, ai muốn dùng tập tin đó để tạo tác phẩm phái sinh thì tuân theo theo giấy phép ShareAlike, ai không có nhu cầu thì có thể tuân theo giấy phép NonCommercial. Nhưng những người tuân theo cách thứ hai sẽ không thể đăng tác phẩm phái sinh của mình lên Commons, vì giấy phép Attribution-NonCommercial không đủ tự do để được up lên Commons.

Bạn có thể mong muốn cấp nhiều giấy phép đi cùng với giấy phép hạn chế có thể để tương thích với sơ đồ cấp phép của các dự án khác; đồng thời, việc cấp nhiều giấy phép cho phép những người tạo ra tác phẩm phái sinh phát hành tác phẩm đó chỉ theo một giấy phép hạn chế, nếu họ muốn — nghĩa là, điều đó cũng cho phép những người tạo ra các tác phẩm phái sinh khác được tự do hơn về việc họ có thể sử dụng giấy phép nào cho công việc của mình. Xem Commons:Nhiều giấy phép.

Giấy phép phổ biến

Shortcut

Dưới đây là một số giấy phép phổ biến trên Commons:

Tóm tắt các giấy phép Creative Commons trên Wikimedia Commons
Ký hiệu và tên các giấy phép Creative Commons Viết tắt và các phiên bản Hợp lệ không? Ghi chú
Public Domain Mark
Public Domain Mark
Phạm vi công cộng
CC Public Domain Mark 1.0 Generally OK Thường là CÓ Hình mang giấy phép này thường là hình trên Flickr. Phía dưới có một mục giải thích rõ ràng hơn về khái niệm phạm vi công cộng.
CC0 Button
CC0 Button
Phạm vi công cộng Zero, "No Rights Reserved" (không bảo lưu quyền nào)
CC0 OK
CC BY Button
CC BY Button
Attribution (ghi công)
CC BY (1.0 2.0 2.5 3.0 4.0)‎ OK
CC BY-SA Button
CC BY-SA Button
Attribution-ShareAlike (ghi công và chia sẻ tương tự)
CC BY-SA (1.0 2.0 2.5 3.0 4.0)‎ OK
CC BY-NC Button
CC BY-NC Button
Attribution-NonCommercial (ghi công và không dùng cho mục đích thương mại)
CC BY-NC (1.0 2.0 2.5 3.0 4.0)‎ Not OK KHÔNG
CC BY-NC-ND Button
CC BY-NC-ND Button
Attribution-NonCommercial-NoDerivs (ghi công, không dùng cho mục đích thương mại và không tạo ra tác phẩm phái sinh)
CC BY-NC-ND (1.0 2.0 2.5 3.0 4.0)‎ Not OK KHÔNG
CC BY-NC-SA Button
CC BY-NC-SA Button
Attribution-NonCommercial-ShareAlike (ghi công, không dùng cho mục đích thương mại và chia sẻ tương tự)
CC BY-NC-SA (1.0 2.0 2.5 3.0 4.0)‎ Not OK KHÔNG
CC BY-ND Button
CC BY-ND Button
Attribution-NoDerivs (ghi công, không tạo ra tác phẩm phái sinh)
CC BY-ND (1.0 2.0 2.5 3.0 4.0)‎ Not OK KHÔNG
Giải nghĩa các ký hiệu
CC BY Icon "BY"
Ký hiệu này có nghĩa là giấy phép yêu cầu ghi công vì một hình ảnh được tạo "BỞI" một người cụ thể ("BY" không phải là từ viết tắt trong trường hợp này).
CC SA Icon SA
Ký hiệu này tượng trưng cho "Share Alike" (chia sẻ tương tự). Tức là, mọi người có thể tạo ra tác phẩm phái sinh nhưng phải phát hành tác phẩm đó với giấy phép giống hoặc tương thích với giấy phép của tác phẩm gốc.
CC NC Icon NC
Ký hiệu này tượng trưng cho giấy phép "Phi thương mại" (không dùng cho mục đích thương mại); (giấy phép này không hợp lệ trên Commons)
CC ND Icon ND
Ký hiệu này tượng trưng cho giấy phép "Không phái sinh" (không cho phép tạo ra tác phẩm phái sinh nên giấy phép này không hợp lệtrên Commons)
  • Public Domain Icon Như đã nói ở trên, tác phẩm thuộc phạm vi công cộng (PVCC) là hợp lệ (xem giải thích đầy đủ ở bên dưới).

Xem Commons:Thẻ quyền để biết thêm về các loại giấy phép khác.

Giấy phép không hợp lệ

Không chấp nhận những tập tin với giấy phép không thỏa định nghĩa Tác phẩm văn hóa tự do. Bạn có thể đọc tuyên bố nghị quyết về giấy phép của Quỹ Wikimedia để biết thêm thông tin.

Ví dụ về một số loại giấy phép phổ biến trên Internet nhưng không được chấp nhận trên Commons là:

  • CC NC Icon Giấy phép Creative Commons Phi thương mại (-NC)
  • CC ND Icon Giấy phép Creative Commons Không phái sinh (-ND)
  • Những nội dung chỉ có thể được dùng theo diện sử dụng hợp lý (fair use, fair dealing) hoặc những diện ngoại lệ về pháp luật tương tự SDHL (xem lý do ở dưới)
  • Giấy phép Tài liệu Tự do GNU (GFDL) có điều kiện (xem ở dưới)

Commons chỉ chấp nhận các giấy phép trên nếu tác phẩm đó được cấp nhiều giấy phép và trong đó có ít nhất 1 giấy phép hợp lệ.

Nếu thấy hình không hợp lệ, bạn hãy xem xét tìm và hỏi tác giả xem liệu họ có thể cấp phép tự do không, chẳng hạn như cấp phép CC BY (giấy phép Creative Commons Ghi công) hoặc CC BY-SA (Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự).

Giấy phép Tài liệu Tự do GNU

Giấy phép Tài liệu Tự do GNU (GFDL) không phù hợp đối với hầu hết nội dung, đặc biệt là đối với phương tiện in, vì nó yêu cầu chúng phải được xuất bản cùng với toàn văn của giấy phép. Tốt hơn hết là xuất bản tác phẩm với giấy phép kép, thêm một giấy phép đi kèm với GFDL cho phép sử dụng hình ảnh hoặc văn bản một cách dễ dàng; chẳng hạn như giấy phép Creative Commons. Ngoài ra, không sử dụng giấy phép GPL và LGPL làm giấy phép duy nhất cho tác phẩm của riêng bạn nếu có thể tránh được, vì ngoại trừ phần mềm ra thì chúng không thực sự phù hợp với bất kỳ thứ gì.

Đừng chỉ cấp mỗi giấy phép GFDL nếu đối tượng đó thỏa tất cả các điều sau:

  • Nội dung được cấp phép từ ngày 15 tháng 10 năm 2018, tính ngày cấp phép chứ không tính ngày tạo ra hay up lên.
  • Nội dung là ảnh chụp, tranh vẽ, tác phẩm hội họa, bản ghi âm hay thu hình.
  • Nội dung không phải là logo phần mềm, biểu đồ hay ảnh chụp màn hình cắt ra từ một quyển hướng dẫn phần mềm có giấy phép GFDL.

Thông tin cấp phép

Một hình ảnh ví dụ với mô tả chi tiết được đề xuất (xem trang hình ảnh)

Trang mô tả nào trên Commons cũng phải ghi rõ loại giấy phép, giấy phép đó đòi hỏi những yêu cầu gì (đề tên tác giả,...) và cần ghi đầy đủ thông tin để mọi người kiểm chứng tình trạng giấy phép, cho dù có thể giấy phép hay luật bản quyền không yêu cầu.

Bắt buộc phải có những thông tin sau cho dù giấy phép không yêu cầu:

  • Giấy phép dành cho nội dung đó, bằng cách gắn thẻ quyền.
  • Nguồn gốc xuất xứ. Nếu bạn là tác giả, hãy ghi rõ ra (ví dụ, "own work", "created by uploader", "self-made", v.v.). Hoặc dẫn link trang web hoặc ghi mọi thông tin bạn biết về nguồn. Cần lưu ý rằng những câu như "Chuyển từ Wikipedia" (Transferred from Wikipedia) không được coi là nguồn, trừ phi tập tin thật sự được xuất bản lần đầu trên Wikipedia. Bạn nên cung cấp một hoặc nhiều nguồn gốc chính.
  • Tác giả/Người tạo của tập tin hình ảnh hoặc phương tiện. Đối với phương tiện được coi là thuộc phạm vi công cộng vì bản quyền đã hết hạn, ngày mất của tác giả cũng có thể rất quan trọng (xem đề mục về tài liệu thuộc phạm vi công cộng bên dưới). Một bản mẫu giấy phép chung ngụ ý rằng người tải lên là người giữ bản quyền (ví dụ: {{PD-self}}) không thể thay thế cho yêu cầu này. Các ngoại lệ duy nhất cho điều này là nếu tác giả muốn ẩn danh hoặc một số trường hợp không xác định được tác giả nhưng có đủ thông tin để chứng minh tác phẩm thực sự thuộc phạm vi công cộng (chẳng hạn như ngày tạo/xuất bản).

Ít quan trọng hơn, nhưng luôn luôn phải được cung cấp nếu có thể:

  • Mô tả của tập tin hình ảnh hoặc phương tiện. Nó là của cái gì? Nó được tạo ra như thế nào?
  • Ngày và nơi sáng tác. Đối với phương tiện được coi là thuộc phạm vi công cộng do bản quyền đã hết hạn, ngày tạo ra có thể rất quan trọng (xem đề mục về tài liệu thuộc phạm vi công cộng bên dưới).

Những phần mô tả này có thể được thực hiện tốt nhất bằng cách sử dụng bản mẫu thông tin tập tin. Để học cách sử dụng bản mẫu này, hãy xem Commons:Những bước đầu tiên/Chất lượng và mô tả.

Phạm vi giấy phép

Trong một số trường hợp, một tài liệu (tập tin phương tiện) có thể có nhiều khía cạnh có thể và phải được cấp phép: Mọi người đã đóng góp một phần quan trọng vào công việc đều có quyền đối với kết quả và tất cả đều phải cung cấp đóng góp của họ theo giấy phép tự do — xem tác phẩm phái sinh. Tuy nhiên, sự phân biệt không rõ ràng và có thể khác nhau giữa các quốc gia. Dưới đây là một vài ví dụ để làm rõ:

  • Đối với bản ghi âm nhạc, các khía cạnh sau đây phải được tính đến và mỗi khía cạnh phải được cấp phép tự do (hoặc thuộc phạm vi công cộng):
    • Bản nhạc (bản quyền của nhà soạn nhạc)
    • Lời bài hát (tác giả giữ bản quyền)
    • Buổi biểu diễn (bản quyền thuộc về người biểu diễn)
    • Phần ghi âm (bản quyền của nhân viên kỹ thuật/công ty ghi âm)
  • Đối với hình ảnh nghệ thuật (kể cả bìa sách và những thứ tương tự), chúng cũng tương tự với bản ghi âm nhạc:
    • Tác giả của tác phẩm nghệ thuật gốc có quyền đối với mọi bản sao và tác phẩm phái sinh.
    • Nhiếp ảnh gia có quyền đối với hình ảnh, nếu nó không phải là bản sao đơn giản của bản gốc.
  • Đối với hình ảnh tòa nhà, hãy lưu ý rằng kiến ​​trúc sư có thể giữ một số quyền nếu các đặc điểm kiến ​​trúc riêng biệt được hiển thị, nhưng bạn cũng nên xem Commons:Tự do toàn cảnh.

Điều này thường có vấn đề nếu tác phẩm nghệ thuật không phải là nội dung chính của hình ảnh hoặc không thể nhận ra rõ ràng: trong trường hợp đó, thường chỉ người tạo ra bức ảnh (hoặc bản ghi, v.v.) mới giữ bản quyền. Ví dụ, khi chụp ảnh một nhóm người trong viện bảo tàng, bức ảnh cũng có thể hiển thị một số bức tranh trên tường. Trong trường hợp đó, bản quyền của những bức tranh đó không cần phải tính đến. Tuy nhiên, sự phân biệt không rõ ràng lắm. Chính sách Commons:Tối thiểu có thêm thông tin về khái niệm này.

Lưu ý rằng giấy phép cho tất cả các khía cạnh phải được xác định và đề cập rõ ràng. Cũng xin lưu ý rằng hầu hết việc sao chép không cho phép người thực hiện việc sao chép đó yêu cầu bản quyền mới; người tạo ra hình ảnh kỹ thuật số / bản sao của một bức ảnh không sở hữu bản quyền mới đối với hình ảnh kỹ thuật số thu được. Bản quyền liên quan duy nhất là của hình ảnh gốc. Điều này cũng áp dụng cho Ảnh chụp màn hình.

Tài liệu thuộc về phạm vi công cộng

Tài liệu được phát hành theo giấy phép như CC0 được coi là tương đương với tài liệu thuộc phạm vi công cộng; các tác phẩm thiếu tính nguyên bản và sắc lệnh thuộc về phạm vi công cộng; một số chính phủ trên khắp thế giới, bao gồm chính phủ Liên bang Hoa Kỳ, California và Florida đặt hầu hết các tác phẩm của họ, bao gồm hầu hết hồ sơ công cộng của họ vào phạm vi công cộng; hướng dẫn của Wikipedia tiếng Việt về tài liệu thuộc phạm vi công cộng sẽ giúp xác định chính xác hơn nhiều trường hợp ngoại lệ này.

Commons chấp nhận những nội dung thuộc phạm vi công cộng. Tức là, những nội dung như các ví dụ ở trên, những tài liệu không thể bảo hộ bản quyền hay những thứ đã hết hạn bản quyền. Rắc rối nằm ở chỗ là mỗi quốc gia sẽ có luật bản quyền khác nhau và quy định về thời hạn bảo hộ bản quyền khác nhau. Do đó, có một vài trường hợp một tác phẩm đã thuộc PVCC ở nước này nhưng lại vẫn còn hạn bản quyền ở nước kia. Trên bình diện quốc tế, Công ước Berne là một thỏa thuận quốc tế về luật bản quyền và đưa ra một số tiêu chuẩn tối thiểu buộc các nước thành viên của nó phải tuân theo. Nhưng ngoài các chuẩn tối thiểu đó ra thì các nước được tự do đề ra luật riêng của mình. Nguyên tắc chung thường dùng là nếu tác giả đã mất được hơn 70 năm rồi thì tác phẩm của họ đã thuộc PVCC tại quốc gia của họ và tại quốc gia xuất bản tác phẩm đó lần đầu. Đối với các tác phẩm khuyết danh, vô danh, cộng tác (chẳng hạn bách khoa từ điển toàn thư), thì hạn bản quyền là 70 năm từ ngày xuất bản đầu tiên. Nếu sau khi đã nghiên cứu kỹ càng mà vẫn không tìm ra được tên tác giả, thì có thể cho rằng hạn bản quyền là 120 năm sau ngày tạo ra (xem {{PD-old-assumed}} để biết thêm chi tiết).

Tuy ở trên nói hạn bản quyền thường là 70 năm và thời hạn này đúng ở nhiều quốc gia, vẫn có một số ngoại lệ. Ngoại lệ nổi bật nhất là Hoa Kỳ. Luật bản quyền Hoa Kỳ khá phức tạp:

  • Mọi tác phẩm được xuất bản trước 1929 đều thuộc phạm vi công cộng.
  • Đối với các tác phẩm được xuất bản lần đầu trước năm 1964, bản quyền kéo dài 28 năm sau khi xuất bản', và do đó hiện đã hết hạn trừ khi chủ sở hữu nộp đơn xin gia hạn trong khoảng thời gian từ 27 đến 28 năm sau khi xuất bản.< !--

-->

Nếu được gia hạn trong khoảng thời gian đó, bản quyền sẽ kéo dài đến 95 năm sau lần xuất bản đầu tiên'.

Phần lớn các tác phẩm được xuất bản trước năm 1964 đã được chuyển vào phạm vi công cộng, nhưng bắt buộc phải xác định rằng bản quyền không được gia hạn. (Danh mục trực tuyến của Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ có thể được sử dụng để tìm kiếm các bản gia hạn từ năm 1978 trở đi—hữu ích cho các tác phẩm được xuất bản từ năm 1951 đến năm 1963; Google có bản quét danh mục giấy bao gồm tác phẩm được đăng ký từ năm 1923 đến năm 1978).

  • Đối với tác phẩm xuất bản lần đầu trước năm 1978: 95 năm sau lần xuất bản đầu tiên.
  • Đối với tác phẩm xuất bản lần đầu năm 1978 trở về sau: 70 năm sau khi tác giả mất. Tác phẩm khuyết danh hoặc tác phẩm được làm cho thuê: cho đến khi ngắn hơn 95 năm kể từ lần xuất bản đầu tiên hoặc 120 năm kể từ khi tác phẩm được tạo ra.

Đối với các tác phẩm được tạo ra trước năm 1978 nhưng chỉ được xuất bản từ năm 1978 trở đi, có một số quy tắc đặc biệt. Các điều khoản này cũng áp dụng ở Hoa Kỳ cho các tác phẩm nước ngoài.

Tuy nhiên, năm và nơi xuất bản lần đầu là cần thiết. Ở một số quốc gia, tài liệu được xuất bản trước một năm nhất định thuộc phạm vi công cộng. Tại Hoa Kỳ, ngày này là ngày 1 tháng 1 năm 1929. Ở một số quốc gia, tất cả tài liệu do chính phủ xuất bản đều thuộc phạm vi công cộng, trong khi ở những quốc gia khác, chính phủ yêu cầu một số quyền tác giả (xem Commons:Luật bản quyền theo quốc gia).

Tại Hoa Kỳ, trường hợp bản quyền đối với bản ghi âm (bao gồm cả những bản được xuất bản trước 1929) là một trường hợp đặc biệt. Theo Title II của Đạo luật hiện đại hóa âm nhạc, các bản ghi âm được sửa lại lần đầu trước ngày 15 tháng 2 năm 1972 được giữ bản quyền trong một khoảng thời gian theo luật bản quyền của liên bang Hoa Kỳ phụ thuộc vào thời điểm bản ghi được xuất bản lần đầu tiên. Luật bản quyền này được áp dụng bất kể mọi thủ tục (thông báo bản quyền, đăng ký và/hoặc gia hạn.) Thời hạn bản quyền cụ thể như sau:

  • Các bản ghi được xuất bản lần đầu trước năm 1923 đã được đưa vào phạm vi công cộng vào ngày 1 tháng 1 năm 2022.
  • Các bản ghi âm được xuất bản lần đầu từ năm 1923 đến năm 1946 được giữ bản quyền trong khoảng thời gian 100 năm sau lần xuất bản đầu tiên.
  • Các bản ghi được xuất bản lần đầu từ năm 1947 đến năm 1956 được giữ bản quyền trong khoảng thời gian 110 năm sau lần xuất bản đầu tiên.
  • Các bản ghi được xuất bản sau năm 1956 và được sửa chữa lần đầu trước ngày 15 tháng 2 năm 1972 sẽ được đưa vào phạm vi công cộng vào ngày 15 tháng 2 năm 2067.

Các bản ghi âm được sửa chữa lần đầu vào hoặc sau ngày 15 tháng 2 năm 1972 phải tuân theo các điều khoản và thời hạn của luật bản quyền Hoa Kỳ giống như các tác phẩm khác.

Ở một số khu vực pháp lý (chẳng hạn như Hoa Kỳ), một người cũng có thể hiến tặng tác phẩm mà mình đã tạo ra vào phạm vi công cộng một cách rõ ràng. Ở những nơi khác (chẳng hạn như Liên minh Châu Âu), điều này về mặt kỹ thuật là không thể; thay vào đó, người ta có thể cấp quyền sử dụng hình ảnh một cách tự do, chẳng hạn như giấy phép Creative Commons Zero Waiver từ bỏ tất cả các quyền được cấp bởi bản quyền, nhưng việc từ bỏ có thể không ràng buộc về mặt pháp lý trong phạm vi đầy đủ của những gì được thường được hiểu là “phạm vi công cộng” (ví dụ: liên quan đến quyền nhân thân của tác giả).

Hirtle chartmột công cụ giúp xác định xem nội dung nào đó có thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ hay không. Commons:Hướng dẫn tham khảo nhanh bản quyền quốc tế giúp xác định xem một tác phẩm xuất bản lần đầu bên ngoài Hoa Kỳ có thể được tải lên hay không.

Tương tác của luật bản quyền Hoa Kỳ và bên ngoài Hoa Kỳ

Mọi bản sao thật của Mona Lisa đều được Commons coi là phạm vi công cộng. Xem "Ngoại lệ" trong trang này để biết chi tiết.

Commons là một dự án quốc tế, nhưng có máy chủ của được đặt tại Hoa Kỳ và nội dung của nó nên được tái sử dụng ở mức tối đa. Bạn thường chỉ được phép tải lên các tác phẩm không phải của Hoa Kỳ nếu tác phẩm đó thuộc phạm vi công cộng hoặc được xuất bản với giấy phép tự do hợp lệ ở cả Hoa Kỳ quốc gia xuất xứ của tác phẩm. "Quốc gia xuất xứ" của tác phẩm nói chung là quốc gia nơi tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên.[1]

Khi tải lên tài liệu từ một quốc gia bên ngoài Hoa Kỳ, luật bản quyền của quốc gia đócủa Hoa Kỳ thường sẽ được áp dụng. Nếu tài liệu đã được lưu từ trang web của bên thứ ba được tải lên Commons, luật bản quyền của Hoa Kỳ, quốc gia cư trú của người tải lên, quốc gia đặt máy chủ web của trang web sẽ được áp dụng. Do đó, bất kỳ giấy phép sử dụng tài liệu nào cũng phải được áp dụng ở tất cả các khu vực pháp lý có liên quan; nếu tài liệu thuộc phạm vi công cộng, thông thường tài liệu đó phải thuộc phạm vi công cộng ở tất cả các khu vực pháp lý này (cộng với quốc gia xuất xứ của tác phẩm) để được phép sử dụng trên Commons.

Ví dụ: nếu một người ở Vương quốc Anh tải ảnh đã được lưu từ một trang web của Pháp lên máy chủ Commons, người tải lên phải tuân theo luật bản quyền của Vương quốc Anh, Pháp và Hoa Kỳ. Để người đó tải bức ảnh đó lên Commons, bức ảnh đó phải thuộc phạm vi công cộng ở Pháp, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ hoặc phải có giấy phép bản quyền được chấp nhận cho bức ảnh ở Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Pháp.

Ngoại lệ: Bản sao thật của tác phẩm nghệ thuật hai chiều, chẳng hạn như tranh vẽ thuộc về phạm vi công cộng là một ngoại lệ đối với quy tắc này. Vào tháng 7 năm 2008, theo một tuyên bố làm rõ chính sách của WMF, Commons đã đồng thuận để đảm bảo rằng tất cả những bức ảnh như vậy đều được chấp nhận là phạm vi công cộng bất kể quốc gia xuất xứ và được gắn thẻ cảnh báo. Để biết chi tiết, hãy xem Commons:Khi nào sử dụng thẻ PD-Art.

Đạo luật Thỏa thuận Vòng đàm phán Uruguay

Bài chi tiết: Commons:URAA-restored copyrights (tiếng Anh)

Đạo luật Thỏa thuận Vòng đàm phán Uruguay (viết tắt URAA) là luật cho phép Hoa Kỳ khôi phục bản quyền của những tác phẩm nước ngoài trên lãnh thổ Hoa Kỳ miễn là nó vẫn còn hạn bản quyền tại quốc gia xuất xứ vào ngày URAA. Đó là ngày 1 tháng 1 năm 1996 đối với nhiều nước và là ngày 23 tháng 12 năm 1998 đối với Việt Nam. Kể từ khi có thỏa thuận này, nhiều tác phẩm bỗng dưng được bảo hộ bản quyền tại Hoa Kỳ dẫu cho trước kia chúng đã thuộc về PVCC.

Bạn cũng có thể đọc bài Wikipedia:Bản quyền không phải của Hoa Kỳ (tiếng Anh).

Đạo luật này từng được đem ra tòa tranh tụng để xem xét tính hợp hiến pháp. Ban đầu, Commons cho phép mọi người up hình mà không cần quan tâm đến URAA. Nhưng Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã tán thành đạo luật này trong vụ kiện Golan v. Holder (tiếng Anh). Sau khi thảo luận, cộng đồng Commons chốt rằng sẽ không xóa hàng loạt hình mà sẽ kiểm tra từng cái một. Cộng đồng cũng thảo luận thêm để tìm ra cách rà soát hình tốt nhất, và đã lập nên Commons:WikiProject Public Domain.

Bạn hãy treo biển {{Not-PD-US-URAA}} cho những tập tin nào liên quan đến URAA, chẳng hạn như những tập tin không thỏa tiêu chí PVCC Hoa Kỳ chỉ vì URAA.

Những tập tin đem ra đề nghị xóa vì URAA cần được xem xét kỹ lưỡng, cần xem xét tình trạng bản quyền của nó ở cả Hoa Kỳ lẫn nước sở tại. Nếu chỉ cho rằng URAA có hiệu lực với tập tin đó thì không đủ cơ sở để xóa. Nếu sau khi đã xem xét tình trạng bản quyền và nhận thấy rằng có đủ cơ sở để nghi ngờ tính tự do của tập tin theo luật Hoa Kỳ hay luật sở tại, thì phải xóa tập tin đó theo nguyên tắc cẩn trọng của Commons.

Những tác phẩm già mồ côi

Tác phẩm mồ côi Old time mồ cào làm việcđược chấp nhận, miễn là

  • các tác phẩm đã được tạo ra trước 1929;
  • hoặc, các tác phẩm được tạo ra trước thời gian "pma" ở quốc gia xuất xứ, điều này sẽ thỏa mãn nếu được xuất bản vào thời điểm tạo ra (ví dụ: tác phẩm được sáng tạo trước năm 1946 trong 50 năm "pma", nếu ngày URAA là 1996).

PD 1.0 và Flickr

See also: Commons:Flickr files.

Biểu tượng Creative Commons Phạm vi công cộng Dấu Creative Commons Phạm vi công cộng 1.0 (PVCC) thường được áp dụng cho hình ảnh trên các trang web nhiếp ảnh như Flickr.com và không phải là giấy phép. Mặc dù vậy, cộng đồng nhận thấy rằng khi người dùng áp dụng PVCC cho tác phẩm của chính họ, họ sẽ phát hành tác phẩm của mình thuộc phạm vi công cộng và những tác phẩm này được cho là đã được cấp phép tự do. Để biết thêm thông tin, hãy xem thêm đồng thuận của cộng đồng về việc chấp nhận các tập tin do người giữ bản quyền xuất bản với Dấu Phạm vi công cộng.

Sử dụng hợp lý không được chấp nhận tại Commons

Wikimedia Commons không chấp nhận các nội dung thuộc diện sử dụng hợp lý. Hãy đọc quy định chi tiết tại Commons:Sử dụng hợp lý.

Tác phẩm phái sinh

Hình này là một ví dụ về tác phẩm phái sinh. Nó ghép nhiều hình lại với nhau, và các hình gốc đều thuộc PVCC hoặc có giấy phép Creative Commons BY-SA 3.0.

Bạn muốn có hình Chuột Mickey nhưng không thể scan được. Thế là bạn nghĩ đến việc chụp mô hình Mickey rồi up ảnh lên. Nhưng thật ra như vậy không hợp lệ, tại vì bức ảnh của bạn là một tác phẩm phái sinh dựa trên tác phẩm gốc là mô hình Chuột Mickey đó. Để đăng ảnh, bạn cần có sự đồng ý, cho phép của người tạo ra mô hình.

Đạo luật Bản quyền Hoa Kỳ năm 1976, Mục 101 nói rằng: "Một tác phẩm phái sinh là tác phẩm dựa trên một hoặc nhiều tác phẩm đã có từ trước, chẳng hạn như bản dịch, bản phối khí, kịch bản, hư cấu, phiên bản điện ảnh, bản ghi âm, sao chép nghệ thuật, rút ​​gọn, cô đọng, hoặc bất kỳ hình thức nào khác mà một tác phẩm có thể được viết lại, biến đổi hoặc thay đổi mục đích sử dụng là một “tác phẩm phái sinh”." Một bức ảnh của một mặt hàng có bản quyền được coi là một tác phẩm phái sinh trong khu vực tài phán của Hoa Kỳ. Theo Đạo luật Bản quyền Hoa Kỳ năm 1976, Mục 106: "(...) Chủ sở hữu bản quyền theo tiêu đề này có độc quyền thực hiện và cho phép bất kỳ việc nào sau đây: (...) (2) chuẩn bị các tác phẩm phái sinh dựa trên tác phẩm có bản quyền;"

Do đó, các tác phẩm phái sinh "trái phép", như ảnh chụp các nhân vật hành động, đồ chơi, v.v., có bản quyền cần phải bị xóa.

Để biết thêm thông tin, xem Commons:Tác phẩm phái sinh.

Ngoại lệ: Những thứ được xem là tác phẩm hữu ích - những tác phẩm mà về bản chất được xem là hữu dụng, kể cả mẫu thiết kế kiểu dáng thương mại, không được bảo vệ bản quyền tại Hoa Kỳ. Do đó, hình ảnh của chúng không phải là tác phẩm phái sinh theo luật pháp Hoa Kỳ. Để biết chi tiết và khả năng áp dụng ngoại lệ này, hãy xem quyết định của Tòa án Tối cao trong Mazer v. Stein, và {{Useful-object-US}}.

Thiết kế đơn giản

Biểu trưng của Microsoft – {{PD-textlogo}}

Về thương hiệu (xem thêm Commons:Luật bản quyền theo đối tượng: Thương hiệu): Hầu hết các mặt hàng và sản phẩm thương mại đều được luật sở hữu trí tuệ bảo vệ theo cách này hay cách khác, nhưng bản quyền chỉ có một sự bảo vệ như vậy. Điều quan trọng là phải phân biệt giữa bản quyền, thương hiệu và bằng sáng chế. Wikimedia Commons thường chỉ thực thi các hạn chế về bản quyền, vì những lý do sau:

  1. Hầu hết mọi thứ đều có thể được đăng ký thương hiệu và sẽ không hợp lý nếu cấm mọi thứ.
  2. Các hạn chế về nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp phù hợp với tái sản xuất công nghiệp, nhưng các bức ảnh của các mặt hàng đó có thể được sao chép tự do.

→ Vì những lý do này, Commons chấp nhận bất kỳ nhãn hiệu nào đã hết hạn bản quyền. Hơn nữa, Commons chấp nhận hình ảnh của văn bản có kiểu chữ chung và hình dạng hình học đơn giản, ngay cả khi đó là một biểu trưng đã được đăng ký nhãn hiệu gần đây, với lý do là hình ảnh như vậy không đủ sáng tạo để bảo vệ bản quyền.[2] Những hình ảnh như vậy phải được gắn thẻ {{PD-ineligible}} hoặc một trong danh sách các thẻ cụ thể hơn cho loại tác phẩm này (ví dụ: {{PD-textlogo}} cho các biểu trưng đơn giản).

Bản thân các kết xuất raster (tức là hình ảnh PNG) của các thiết kế đơn giản không có bản quyền có thể được coi là không có bản quyền. Đối với hình ảnh vector (tức là tập tin SVG) của các thiết kế đơn giản không có bản quyền, câu hỏi liệu biểu diễn vector có bản quyền riêng hay không vẫn chưa rõ ràng; xem Thông tin bản quyền về phông chữ tại Wikipedia tiếng Việt và trang thảo luận {{PD-textlogo}} để biết thêm thông tin.

Thường rất khó xác định liệu một thiết kế có được bảo vệ bởi bản quyền hay không và những hình ảnh thuộc loại này thường bị đề nghị xóa, với nhiều kết quả khác nhau. Xem Commons:Ngưỡng độc đáo và/hoặc “Ngưỡng độc đáo” (trên Wikipedia tiếng Anh) để biết một số hướng dẫn.

Phông chữ

"COM:FONT" redirects here. For các phông chữ có sẵn để kết xuất SVG, see meta:SVG fonts.

Việc hiển thị đồ hoạ raster của phông chữ (hoặc kiểu chữ) không thuộc bản quyền ở Hoa Kỳ và do đó thuộc phạm vi công cộng. Nó có thể có bản quyền ở các quốc gia khác (xem sở hữu trí tuệ của kiểu chữ trên Wikipedia tiếng Anh). Bạn nên sử dụng {{PD-font}} trong trường hợp này.

Quy tắc bản quyền

Bạn có thể tìm thấy một số hướng dẫn về các luật bản quyền hiện hành tại

Xem thêm


Đọc thêm

Ghi chú

  1. Theo Công ước Berne, trong trường hợp một tác phẩm được xuất bản đồng thời ở nhiều quốc gia, quốc gia cấp thời hạn bảo vệ bản quyền ngắn nhất sẽ là "quốc gia xuất xứ".
  2. Xem Ets-Hokin v. Skyy Spirits Inc nơi quyết định rằng chai rượu vodka SKYY và biểu trưng của nó không có bản quyền.

Liên kết ngoài

Tuyển tập các bộ luật:

Các hiệp ước, công ước về bản quyền:

Khác: