File:Toi - Copy.jpg
Original file (2,992 × 4,281 pixels, file size: 453 KB, MIME type: image/jpeg)
Captions
Summary
[edit]DescriptionToi - Copy.jpg |
Tiếng Việt: Hoá Thân Quý Báu,Tiếp Nối Truyền Thừa
Ngài Khentul Konchok Tenzin Rinpoche là hóa thân thứ 4 của Đức Konchok Khenrab Rinpoche, Ngài được thừa hưởng cả hai dòng truyền thừa Nyingma và Kagyu. Ngài được sinh ra vào năm con bò gỗ của chu kì thứ 16, tương ứng với lịch Tây tạng là năm 1985. Ngay từ khi tấm bé, Ngài đã có một tấm lòng nhân hậu và phản đối việc giết hại động vật cũng như các hành động gây thương tổn khác. Khi mẹ Ngài mang thai, một vị Thầy chiêm tinh học nổi tiếng đã tiên đoán rằng đứa trẻ trong bụng bà là độc nhất và khuyên cha mẹ Ngài tránh các hoạt động không lành mạnh. Vào năm 1995, Thánh Đức Trulshik Rinpoche đã chứng thực Ngài là vị tái sinh của vị Tulku Konchok Khenrab Rinpoche và đặt tên Ngawang Jigdal Choki Gyatso. Điều này cũng được Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 công nhận bằng một bức thư xác tín ngay sau đó. Ngày 5 tháng 11 cùng năm, Ngài đã được rất nhiều vị Lama cấp cao nghênh đón tại tu viện Khotsa và được chính tay Đức Lama Tharpa Lhagon Rinpoche khoác chiếc áo cà sa lên mình. Như một khởi đầu cát tường, Đức H.E Khenpo Pema Khenrab đã trao truyền những bài luận giảng của Kunsang Lamai Shalung (Lời Vàng của Thầy tôi) trong suốt 19 ngày lễ sắc phong Rinpoche. Ngay sau đó, Ngài đã tham gia các lớp đọc viết văn phong tiếng Tạng cơ bản chính quy. Đồng thời Ngài cũng nhận được nhiều quán đảnh quý giá và giáo lí khai tâm từ bộ Rinchen Terdzo (kho tàng Terma quý giá) do ngài Khenpo Khenrab và Se Tul Rinpoche trao truyền ở Tây Tạng.
Năm 1999, Ngài đến tu viện Thekchen Lekshey Ling ở Nepal, bắt đầu chuỗi nghiên cứu của mình và thọ nhận rất nhiều truyền thụ trực tiếp từ Đức Karma Thinley Rinpoche. Sau đó vào năm 2001, Ngài được nhận vào trường Sakya – một trong những học viện Phật học nổi tiếng trên thế giới. Vị Thầy giảng dạy chính trong suốt khóa học của Ngài là Đạo sư Khenchen Sonam Gyatso, một học giả rất được kính trọng của dòng truyền thừa Sakya, Phật giáo Tây tạng ở Ấn Độ. Ngài đã rất may mắn khi được thọ nhận nhiều giáo lý Mật điển và Kinh điển từ các vị học giả vĩ đại của dòng Sakyapa như cố Đạo Sư Kenchen Appey Rinpoche và cố Đạo Sư Khenchen Kunga Wangchuk. Ngài còn có cơ duyên thấu hiểu ngữ pháp và văn học Tây Tạng từ những học giả lỗi lạc như Đức Rakra Rinpoche và Đức Dhongtog Tulku, đây đều là những vị học giả nổi tiếng. Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường, Ngài đã bộc lộ tài năng trong nhiều lĩnh vực học thuật và giành được rất nhiều giải thưởng cũng như những lời khen ngợi. Việc tham gia vào chương trình hùng biện Mùa đông Sakya Rigter Guncho là một trong những thành tựu được đánh giá cao nhất bởi các Thầy cô và bạn bè. Ngài còn đạt giải nhất trong cuộc thi bình luận thường niên năm 2006. Vốn tri thức đáng ngưỡng mộ của Ngài về văn học Tây Tạng cũng mở đường cho ngài phát triển lĩnh vực thi ca và báo chí. Một số tác phẩm đã được xuất bản trên tạp chí Tsampa nổi tiếng của Tây Tạng, tạp chí văn học Sakya mang tên Cho Dung Karpo hay trên thời báo thường niên của trường Đại học Sakya Ri Karpo I Ji Da. Không chỉ xuất sắc trong lĩnh vực học thuật, Ngài còn là Phó Chủ tịch Uỷ ban Phúc lợi sinh viên của trường đại học Sakya và có những đóng góp xã hội ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trên cương vị ấy, Ngài đã gây quỹ thành công cho những sinh viên khó khăn, ốm đau không có khả năng chi trả chi phí. Vào năm học thứ 7, Ngài được toàn thể hội đồng bầu chọn là giảng viên chính thức tại trường đại học Sakya. Sau khi hoàn thành khóa học, Ngài đã được trao bằng Cử nhân và Thạc sĩ Triết học Phật giáo loại xuất sắc trong hội nghị lần thứ 7 của trường được chủ trì bởi Đức Pháp Vương Sakya Trizin thứ 41, Đức Pháp Vương Sakya Dagchen, Đức Giáo chủ Luding Khenchen với sự góp mặt của rất nhiều Lama kỳ cựu phái Sakya và hàng ngàn khán giả tại Lumbini. Khi học ở trường Đại học Sakya, Ngài được rất nhiều vị đạo sư kiệt xuất như Đức H.H Sakya Trizin thứ 41 và Đức H.H Penor Rinpoche trao các khẩu truyền và quán đảnh quý báu bao gồm giáo lý Lamdre Đạo - Quả. Bên cạnh đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cũng ban cho Ngài nhiều quán đảnh, điển hình là quán đảnh Thời luân- Kalachakra và các buổi dạy pháp khác. Tại Đại học HELP, Kuala Lumpur, Malaysia, Rinpoche được trao bằng cử nhân Tâm lý học phương Tây bằng tiếng Anh. Hiện tại, ngài đang là trưởng hai tu viện Thegchen Lekshey Ling và tu viện Khotsa.
• Chứng chỉ Khenpo (Chứng chỉ học thuật) 2022 Chứng chỉ Khenpo cao nhất trong dòng truyền thừa Sakya của Phật giáo Tây Tạng, được trao bởi Đức Pháp Vương Sakya Trizin thứ 41 và trường Đại học Sakya • Chứng chỉ Khenpo (Chứng chỉ học thuật) 2019 Được trao bởi Bộ Văn hoá, Du lịch và Hàng không dân dụng của Chính phủ Nepal • Khoa Tâm lý học Đại học H.E.L.P, Kuala Lumpur, Malaysia 2020 Bằng cử nhân Tâm lý học • Hiện tại, Rinpoche đang học bằng Thạc sĩ thứ hai về Tôn giáo học tại Hoa Kỳ.
2600 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã mang ánh sáng Phật pháp vi diệu đến cho thế giới tăm tối này, là đấng giác ngộ mang chúng sinh tới con đường giải thoát. Những bài thuyết pháp của Người chiếu sáng muôn nơi và len lỏi vào từng ngóc ngách tận cùng thế giới, chạm đến hàng tỷ trái tim và giải thoát hàng triệu chúng sinh trong lịch sử loài người. Đem đến niềm tự hào cho Phật tử theo chân Người, Đại học Nalanda (được xây nên khoảng từ năm 427 đến năm 1197), trường đại học Phật giáo đầu tiên trong lịch sử văn minh nhân loại đã được thành lập dựa trên những giáo lý Người chỉ dạy. Không thể phủ nhận rằng chính Phật giáo đã dành những cống hiến to lớn nhất cho phát triển văn minh thế giới trước thời kỳ đương đại, đặc biệt là trên lĩnh vực triết học và hoà bình. Phật pháp đã đi vào đời sống trong từng vương quốc, quốc gia, từng bộ tộc và từng cá nhân, thay đổi hoàn toàn hướng đi nền văn minh của họ. Thay vì chỉ đơn thuần ca tụng thắng lợi chiến tranh và vật chất xa hoa như trước, con người bắt đầu hướng về thấu hiểu nội tâm, đi tìm sự đủ đầy và bình yên trong tâm hồn. Đáng tiếc, Phật giáo ngày nay lại đứng trước bờ vực lụi tàn chính bởi tính hiện đại của nó. Trong quan điểm cá nhân của tôi, giữa hàng loạt những thế lực trong ngoài trùng điệp đang đẩy Phật giáo đến rìa sống còn, cách duy nhất để Phật pháp trường tồn là đưa đạo Phật trở thành hiện thân của học thuyết và giáo dục. Do đó, với tư cách là những Phật tử, làm hết sức mình để bảo vệ, duy trì và đẩy mạnh Phật giáo vì lợi ích của toàn nhân loại và chúng sinh chính là điều tối quan trọng và là trách nhiệm không thểtrốn tránh của cả cá nhân lẫn cộng đồng. Những lời quý báu nhất mà Đức Phật đã dạy và con đường giải thoát thuần tuý nhất phải được truyền bá mạnh mẽ vì lợi lạc của chúng sinh trong hàng nghìn năm tới.
English: Precious Incarnation, Continuing The Heritage
Khentul Konchok Tenzin Rinpoche was born in 1985. From early childhood, he was tender at heart and opposed killing animals as well as other hurting activities. When his mother was pregnant, a well-known fortune teller foretold that this child would be very unique and advised his parents to stay away from unhygienic activities. In 1995, His Holiness Trulshik Rinpoche recognised him as the reincarnation of Tulku Konchok Khenrab Rinpoche and named him Ngawang Jigdal Choki Gyatso. This was soon confirmed by His Holiness 14th Dalai Lama in his letter of recognition. On November 5th the same year, he was formally welcomed by many senior lamas in Khotsa monastery, and clad in a monk’s robe by Lama Tharpa Lhagon Rinpoche. As an auspicious beginning, H.E Khenpo Pema Khenrab gave commentary teachings of Kunsang Lami Shalung (Words of My Perfect Teacher) for 19 days during the ceremony of Rinpoche’s enthronement. He began his formal basic Tibetan writing and reading classes and has been very progressive since then. He also received many precious initiations including Rinchen Terzod (the great treasury collection of Terma) from Khenpo Khenrab and Se Tul Rinpoche in Tibet.
In 1999, he arrived at Thekchen Lekshey Ling monastery in Nepal and began his studies and received many direct teachings from H.E Karma Thinlay Rinpoche. In 2001, he was admitted into Sakya college, (an institute of higher Buddhist studies). His main teacher during the courses was the Venerable Khenchen Sonam Gyatso, who is the most respected scholar of Sakyapa in India. Also, Rinpoche was fortunate to receive many studies related to Tantra and Sutra from great Sakyapa scholars like the late Kenchen Appey Rinpoche and late Khenchen Kunga Wangchuk. He also got the chance to receive teachings of Tibetan grammar and literature from prominent scholarssuch as Rakra Rinpoche and Dhongtog Tulku. During his stay in college, he excelled in many academic fields and had won a number of prizes and appreciation to his credit. For example, his participation in Sakya Rigter Guncho (winter debate program) was one of the most respected ones by competitors and teachers. He also won the first prize in the annual commentary competition in 2006. His excellent knowledge about Tibetan literature also paved his way into writing many poems and articles some of which was published in the popular Tibetan magazine like “Tsampa”, Sakya literary magazine named “Cho Dung Karpo” and Sakya college’s annual publication “Ri Karpo I Ji Da”. Apart from his excellence in academic field, he had also contributed to the society in the capacity of a vice president of the student welfare committee of Sakya College, where he was successful enough to collect funds to provide for the sick and needy students who could not afford their expenses. During his seventh year of studies, he was unanimously elected as full time teacher of Sakya College. As a result of completing his studies at the institute, he received degree (B.A) and (M.A) degree during the 7th convocation ceremony held in Lumbini, presided by His Holiness the 41st Sakya Trinzin, H.H Sakya Dagchen, H.E Luding Khenchen and many other higher lamas of Sakya tradition along with thousands of spectators. During his stay in Sakya College, Rinpoche received numerous precious oral transmissions and initiations including the great Lamdre (Path and Fruit) from many great masters such as H.H 41st Sakya Trizin and H.H Penor Rinpoche. Also, Rinpoche was able to receive many initiations and teachings from H.H the 14th Dalai Lama includingm Kalachakra Initiation. Also, Rinpoche studied English language and western psychology at HELP University KL, Malaysia and got a bachelor degree in psychology. Currently, Rinpoche is the head of both Thegchen Legshey Ling monastery and Khotsa monastery.
• Khenpo Certificate (Scholar Certificate) 2022 Awarded the highest Khenpo certificate of Sakya tradition of Tibetan Buddhism by H.H 41st Sakya Trizin and Sakya College • Khenpo Certificate (Scholar Certificate) 2019 Awarded by the Minister of Culture, Tourism, and Civil Aviation of Nepal Government • HELP University /Department of Psychology, KL, Malaysia 2020 Bachelor Degree in Psychology • Currently Rinpoche is pursuing his second master’s degree in the United States through research in world religion.
2600 years ago, the liberator of all, theenlightened one, the lord Shakyamuni Buddha came to this world of darkness and he brought new light into this world through his precious teachings. His teachings have flourished throughout every corner of the borderlands of this world. His teachings touched billions and liberated millions more throughout human history. To the pride of his followers so-called Buddhists, the very first academic university in human civilization history was established through Buddha Shakyamuni’s teaching (The Nalanda University, 427-1197). One could argue without a doubt that Buddhism has contributed the greatest for the evolution of human civilization in terms of philosophy and peace prior to the beginning of contemporary society. Those ones had come across Buddhism including kingdoms, nations, tribes, and individuals. Buddhism had completely changed the course of direction of their civilization, from everything was merely dedicated for victory of wars and gaining of materialistic prosperity to initiating for the pursuing of inner prosperity, inner insights, and inner peace throughout Buddhism history to this very day. Yet, today Buddhism finds itself on the very edge of extinction in the face of modernity of Buddhism itself. In my humble opinion, it is a certainty that Buddhism can survive for coming centuries only if it becomes an embodiment of academia and education in the midst of all the chaos of both internal and outer forces that are pushing Buddhism to its limit to exist. Hence, as Buddhists it is paramount and an inevitable collective and individual responsibility of us to do everything in one’s power to protect, maintain, and promote Buddhism for the good of all mankind and all sentient beings. The most precious teachings of Buddha and the purest path of liberation must be flourished for the benefits of all sentient beings for thousand years to come. |
Date | |
Source | Own work |
Author | Bo Cong Anh Creative |
Licensing
[edit]This file is made available under the Creative Commons CC0 1.0 Universal Public Domain Dedication. | |
The person who associated a work with this deed has dedicated the work to the public domain by waiving all of their rights to the work worldwide under copyright law, including all related and neighboring rights, to the extent allowed by law. You can copy, modify, distribute and perform the work, even for commercial purposes, all without asking permission.
http://creativecommons.org/publicdomain/zero/1.0/deed.enCC0Creative Commons Zero, Public Domain Dedicationfalsefalse |
File history
Click on a date/time to view the file as it appeared at that time.
Date/Time | Thumbnail | Dimensions | User | Comment | |
---|---|---|---|---|---|
current | 04:00, 25 April 2024 | 2,992 × 4,281 (453 KB) | Bo Cong Anh Creative (talk | contribs) | Uploaded own work with UploadWizard |
You cannot overwrite this file.
File usage on Commons
There are no pages that use this file.
Metadata
This file contains additional information such as Exif metadata which may have been added by the digital camera, scanner, or software program used to create or digitize it. If the file has been modified from its original state, some details such as the timestamp may not fully reflect those of the original file. The timestamp is only as accurate as the clock in the camera, and it may be completely wrong.
Orientation | Normal |
---|---|
Exif version | 2.31 |
Unique ID of original document | 716FE16BE6F63FF153F6FF412927E3ED |
Date metadata was last modified | 22:47, 31 December 2023 |